Thông số kỹ thuật chi tiết CPU AMD Athlon 3000G / 3.5 GHz / 4 MB Cache L3 / 2 cores / 4 threads/ 12nm / Socket AM4/ Radeon Vega3/ 35W
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Sản phẩm Bộ vi xử lý (CPU)
Hãng sản xuất AMD
Mã CPU 3000G
Dòng CPU Ryzen Athlon
Socket AM4
Tốc độ 3.5Ghz
Tốc độ Tubor tối đa Không
Cache 5Mb (L2+L3)
Nhân CPU 2 Core
Luồng CPU 4 Threads
VXL đồ họa Radeon Vega 3
Dây chuyền công nghệ 14nm
Điện áp tiêu thụ tối đa 35W
Kiểu đóng gói Box

Đánh giá AMD Athlon 3000G – Bộ xử lý mở khóa ép xung duy nhất trong phân khúc

Bên cạnh các bộ xử lý máy tính để bàn Ryzen 16 nhân mạnh nhất ở phân khúc cao, AMD cũng đã không quên người dùng phổ thông, game thủ ít tiền một phiên bản nâng cấp của dòng Athlon.

So với phiên bản Athlon 220GE mình từng thử nghiệm, Athlon 3000G mới được AMD nâng cấp nhẹ lên lõi Zen+ thay vì Zen và sử dụng tiến trình 12nm thay cho 14nm trước đây, xung nhịp CPU cũng cao hơn 100MHz.

Phần nhân đồ họa GPU tích hợp tuy vẫn đặt tên là Radeon Vega 3 như 200GE series nhưng AMD cũng đã nâng thêm 100MHz xung nhịp nên hứa hẹn sẽ mang lại hiệu năng đồ họa tốt hơn. Những thông số còn lại như Cache L3 4MB, 2 nhân 4 luồng cũng như mức TDP 35W vẫn được giữ nguyên.

Đặc biệt, dù cải tiến hiệu năng nhưng mức giá AMD ấn định cho Athlon 3000G rẻ hơn cả phiên bản thấp nhất 200GE trước đây, giá dự kiến chỉ 49 USD.

Và một điểm đáng giá khác của Athlon 3000G là AMD đã mở khóa luôn khả năng ép xung, điều mà đối thủ Intel không hề có ở phân khúc Pentium hay Celeron. Với việc mở khóa ép xung cùng mức TDP gốc chỉ 35W, người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng ép lên mức xung nhịp cao hơn để có thêm một ít hiệu năng chỉ với tản nhiệt khí thông thường mà không sợ bị quá nhiệt.

Thử nghiệm hiệu năng

Để đo hiệu năng thực tế, mình ráp CPU Athlon 3000G vào bo mạch chủ MSI B350I PRO AC, cặp RAM Hyperx Predator RGB 2x8GB DDR4 bus 3200, và SSD  Apacer 120GB SATA III, nguồn 300W.

Ở phần hiệu năng riêng phần “CPU” mình sử dụng các công cụ quen thuộc là Cinebench cả 2 phiên bản R15 và R20 cũng như so sánh điểm phần CPU trong công cụ 3DMark.

So với Athlon 220GE, hiệu năng riêng phần nhân CPU của Athlon 3000G cao hơn khoảng 4-8% tùy tác vụ. Đợt này mình không so sánh Geekbench do server Geekbench chắc đang lỗi, mình không truy cập được kết quả.

Đây là điểm số của hệ thông trên Cinebench R20 để bạn tiện so sánh với các nền tảng khác.

Về phần GPU, việc tăng mức xung nhịp 100MHz của AMD đã cho hiệu năng tăng đáng kể so với thế hệ trước: 12% khi xử lý game DirectX 11 và đến 16% với game DirectX 12 trong công cụ chuyên test đồ họa game 3DMark.

Phần hiệu năng chơi game, mình cũng thử với tựa game bắn súng quen thuộc CS:GO thì hệ thống có thể chơi tốt ở mức thiết lập độ phân giải Full HD Low Setting, những phân cảnh so găng căng thẳng nhất thì mức FPS vẫn giữ 55-65 FPS. Nếu vẫn chưa thỏa mãn và bạn muốn mức FPS cao hơn nữa, điều mà các game thủ thể loại bắn súng ưa thích thì bạn có thể hạ xuống độ phân giải HD 720p.

Với các tựa game eSport của hãng Gerena thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm max cấu hình ở độ phân giải Full HD.

Tựa game Liên Minh Huyền Thoại ở những cảnh giao tranh đông đảo khung hình vẫn ổn định ở mức 69-79FPS. Đây là tựa game thể loại MOBA 5v5 nên mức FPS này là rất ổn.

Tựa game đá banh Fifa Online 4 cũng ổn định mức FPS 60 ở độ phân giải Full HD max setting. Hình như tựa game này nhà phát hành đã cố định FPS cao nhất cũng chỉ 60 thì phải, mình từng test những PC cấu hình mạnh hơn chơi game này cũng chỉ thấy 60, nó chung là hệ thống đáp ứng tốt.

Nhiệt độ

Về phần nhiệt độ, do mức TDP có 35W nên không có gì là ngạc nhiên khi nhiệt độ vận hành ở điều kiện thông thường của bộ xử lý chỉ tầm 40-42 độ C. Kể cả những cảnh game nặng nhất thì hệ thống cũng chỉ khoảng 62 độ C. Các cảnh game bên trên mình chụp bạn thấy hiển thị nhiệt độ cao hơn là do bạn Tester bên mình đã bỏ hệ thống vô thùng máy siêu nhỏ gọn mà lại không có chỗ gắn SSD chuẩn SATA 2.5 nên đã gắn đại lên nắp thùng máy che mất phần không gian thổi khí của quạt tản nhiệt CPU. Do nhiệt độ gia tăng cũng không phải là quá nhiều, không ảnh hưởng hiệu năng nên mình không chụp lại kết quả khác.

Kết luận

Với mức giá chỉ 49 USD nhưng tích hợp nhân đồ họa mạnh mẽ hơn đối thủ giúp làm được nhiều loại công việc cùng mức TDP chỉ 35W, Athlon 3000G rất thích hợp cho các bạn muốn tậu máy văn phòng tiết kiệm cả chi phí đầu tư lẫn vận hành. Và hơn thế nữa là khi cần chơi các tựa game eSport yêu thích, bạn còn có thể tận dụng máy để chơi mượt mà, tất nhiên là ở mức đồ họa thấp thôi nhưng cũng tạm ổn. Đặc biệt nếu là tín đồ thích vọc vạch phần cứng thì bạn còn có mày mò ép xung tăng thêm một ít hiệu năng với công cụ AMD Ryzen Master chính hãng.





Xem thêm
Hỏi đáp về sản phẩm